Sau một cơn ốm, đa số bé có dấu hiệu biếng ăn. Kéo dài tình trạng này, sẽ khiến bé bị suy giảm sức đề kháng và thể lực, nguy cơ tái ốm, thiếu chất dinh dưỡng, thiểu năng trí tuệ luôn ở mức cao.
Vì sao bé biếng ăn sau khi khỏi ốm?
Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trải qua một đợt ốm, sức khỏe của bé chưa thể trở về trạng thái bình thường, thể lực suy giảm, mệt mỏi do phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng trong quá trình bị ốm nên hầu hết bé đều biếng ăn.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc khi điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng trầm trọng, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé biếng ăn.
Khi biếng ăn kéo dài, cơ thể bị thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất, bé sẽ trở nên gầy yếu, sụt cân, chậm lớn, rất dễ tái ốm, thậm chí thiếu chất dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng tới sự phát triển của thể chất và trí tuệ trong tương lai.

Để bé hết biếng ăn sau khi ốm
Để bé nhanh chóng có lại cảm giác thèm ăn, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến lựa chọn của bé trong giai đoạn này, tuyệt đối không vì tâm lý xót con mà ép buộc bé ăn theo ý mình bằng mọi cách.
Lúc này, nên cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng hoặc mềm để dễ tiêu hoá. Đặc biệt, cha mẹ cần cung cấp cho bé bữa ăn đủ chất bao gồm chất đạm, vitamin từ thịt, trứng, sữa, nước ép hoa quả… và tránh các loại thức ăn nhiều mỡ, đường để bé nhanh chóng hồi phục.
Hơn nữa, cơ thể mệt mỏi, suy yếu khiến bé chưa sẵn sàng cho một lượng thực phẩm lớn, do đó cha mẹ không nên nôn nóng ép bé ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn.
Khi bé đã có những dấu hiệu phục hồi, cha mẹ có thể tăng dần độ đặc của thức ăn và lượng thức ăn trong một bữa đến khi bé khỏe hẳn mới cho bé ăn theo chế độ ăn bình thường.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung các vi chấ dinh dưỡng có tác dụng giúp bé thèm ăn tự nhiên, tăng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng chất như Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật, L-Lysin, Taurin, vitamin nhóm B, Omega 3….
Trong đó, Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật là hai vi chất có vai trò quan trọng trong việc tăng cảm giác ngon miệng tự nhiên, tăng chuyển hóa năng lượng giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và phát triển toàn diện. Vì vậy, việc bổ sung hai vi chất này cho bé sau ốm cần được đặc biệt chú ý.




Làm thế nào để trẻ tăng cân sau ốm

Thưa Bác sĩ, Con trai nhà mình được 3,5 tuổi. Trẻ nặng 13,5kg ( bị sút 1,5kg sau đợt ốm, trước đó đạt 15kg). Trẻ cao 98cm. Lịch ăn của trẻ như sau :


Trẻ bị sốt – nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trịCHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN DO DÙNG KHÁNG SINH NHIỀUPhục hồi sức khỏe trẻ sau ốm
- Ở nhà trẻ : 8h00 : 01 bát con( bát ăn cơm) cháo 9h00 : 01 hộp sữa chua hoặc caramen 10h30 : 01 bát con cháo + hoa quả Trẻ ngủ trưa đến 14h00 14h00 : 01 bát cháo 1600 : 150ml sữa.

- Ở nhà : 18h30 : 01 bát cơm ( có khi là 1,5 bát cháo, bún…tùy theo nhu cầu của cháu) 19h30 : 01 hộp sữa chua 2130 : 220ml sữa và đi ngủ Cháo nấu cho trẻ đều đủ rau, thịt ( tôm, cá, lươn, trứng…, lượng khoảng 70gam/ bát) và dầu ăn.

Tuy nhiên, trẻ có vẻ hấp thụ kém nên chậm tăng cân, trung bình khoảng 2kg/năm, có khi vài ba tháng không tăng. Kính mong Bác sĩ tư vấn chế độ vi chất dinh dưỡng như thế có hợp lý không ạ ? Cần bổ sung thêm gì để trẻ hấp thụ tốt hơn ạ ? Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

( Đặng Thu Trang –T.P Phủ Lý – Hà Nam)



Trả lời :

Thân gửi chị Trang!

Trẻ trai 3.5 tuổi hiện nặng 13,5kg, cao 98 cm, so với chuẩn tăng trưởng để đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng thì trẻ thấp cân so với tuổi. Tuổi này trẻ trai có cân nặng trung bình 15,5 kg, cao 100 cm. Tuy nhiên sau 1 đợt ốm làm trẻ tụt 1,5 kg.

Thông thường khi trẻ ốm ( như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt do virut…) do mệt mỏi, nên thường ăn ít vì vậy đưa đến sụt cân, để trẻ lấy lại cân nặng như trước khi bị ốm, mau hồi phục và tăng cân trở lại thì ngoài chế độ ăn như khi trẻ khỏe, mẹ cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa kéo dài 2 tuần đến 1 tháng khi thấy trẻ tăng cân hơn so với bình thường.

Ví dụ lứa tuổi này nếu được ăn uống đầy đủ, phù hợp thì trung bình mỗi tháng trẻ tăng 200, nhưng sau ốm chế độ ăn cần phải tăng thêm ( các chất vi chất dinh dưỡng , năng lượng) đặc biệt là năng lượng để trẻ có thể tăng tăng 400 – 500g / 1tháng, muốn như vậy chỉ có cách là cho trẻ ăn thêm bữa ( 1- 2 bữa/ ngày) và tăng năng lượng trong từng bữa bằng cách cho trẻ ăn thêm lưng bát cơm, nửa bát cháo, tăng lượng sữa ( sữa chua, phomai, váng sữa), hoa quả chín. Tuy nhiên để tăng thêm lượng cơm, cháo đối với trẻ sau ốm không phải là dễ vì nhiều trẻ thường biếng ăn sau khi ốm, hoặc chưa tiêu hóa, hấp thụ tôt.

Để tăng thêm năng lượng trong khẩu phần chị có thể thực hiện bằng cách tăng thêm lượng gạo để nấu cháo cho bé, nhưng sợ cháo đặc làm trẻ khó ăn, mẹ có thể làm lỏng bát cháo bằng dùng 10 g giá đỗ ( hạt nẩy mầm ) giã nhỏ cho vào cháo như vậy cháo sẽ mềm, loãng hơn như vậy trẻ dễ ăn hơn, đồng thời trong mầm hạt lại có men Amylase sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Hoặc bằng nấu cơm nát. Cách nấu : nấu cơm nhiều nước hơn bình thường, rồi nấu canh với thịt, cá, tôm , cua trộn với cơm cho trẻ ăn, hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm : dùng các loại rau củ như bí, su hào, su su , củ cải... cắt nhỏ 2 x 3 cm đun chín nhừ nghiền nát cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm. Thịt, cá, tôm băm nhỏ, mỗi bữa từ 30 -40 g có thể cho vào hấp khi cơm cạn, cơm chín thì thức ăn cũng chín; trộn đều cơm với thức ăn, trộn thêm 1- 2 thìa dầu cho trẻ .

Vì trẻ đi nhà trẻ nên những bữa này chỉ thực hiện cho trẻ khi ăn ở nhà. Để làm tăng năng lượng trong bữa ăn khi ăn ở trường bằng cách, mẹ gửi 1 chai dầu ăn và trao đổi với cô giáo để mỗi bát cháo, hoặc bát canh ( múc riêng cho bé) cho thêm 1 thìa dầu ăn ( 5ml), như vậy mỗi bữa ăn cũng tăng thêm được 45 Kcalo.

Để trẻ ăn ngon miệng,ăn lại bữa cha mẹ, ngừoi chăm sóc nên chế biến bữa ăn sao cho phù hợp với sở thích của bé, không nhất thiết bắt trẻ ăn những thức ăn ngừoi lớn cho là “ Bổ dưỡng” nhưng trẻ lại không thích, mà nên thay đổi các thực phẩm, cách chế biến không nên chỉ bắt trẻ ăn cơm, cháo mà có thhể cho trẻ ăn thêm bún, phở, mỳ, súp… miễn sao trẻ thích ăn. Bữa ăn cần đa dạng, thay đổi thực phẩm trong từng bữa ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, đủ vi chất dinh dưỡng.

Sau đây là lượng thực phẩm cho trẻ ở lứa tuổi 3- 4 tuổi ( 2 bữa cháo+ 2 bữa cơm nát )

§ Gạo : 200- 250g ( có thể thay thế bằng mỳ, bún, phở).

§ Thịt, cá, tôm : 200 g.( tuần ăn 3-4 quả trứng gà), 1- 2 bữa cua, lươn.

§ Dầu ( mỡ) : 40 g ( muốn tăng cân thêm ½- 1 thìa dầu ăn / bữa ăn).

§ Quả chín ( chuối, đu đủ, xoài, nước cam) : 250 g.

§ Sữa : 500 ml ( nên ăn thêm sữa chua, phomai, váng sữa).

Sau một đợt ốm, nhiều trẻ thường biếng ăn, tiêu hóa, hấp thụ kém do thiếu vi chất dinh dương, mẹ nên cho uống trẻ uống 1 đợt multivitamin ( chú ý tới các vi chất như kẽm, sắt, canxi, vitamin A, vitamin nhóm B, acid folic).

Mẹ nên dành thời gian chăm sóc bữa ăn của bé, kích thích gây hứng thú và tạo cho trẻ không khí ăn uống để trẻ có bữa ăn “ ngon”.

Chúc chị và trẻ luôn vui khỏe!

Thịt gà

Khi bạn chọn các loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, bạn không nên quên thịt gà. Gà không những là một loại thực phẩm lành mạnh để ăn mà chứa rất nhiều protein, giúp bạn trưởng thành và phát triển chiều cao một cách hiệu quả.
Thịt gà nạc, chẳng hạn như ức gà, rất giàu protein và ít chất béo. Bắp đùi gà giàu hàm lượng sắt và chất béo. Gà cực dễ dàng để chế biến với nhiều món ăn ngon khác nhau. Bạn có thể nấu súp gà, gà luộc, hoặc gà hấp.
13 loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao
Mỗi ngày, bạn nên bổ sung khoảng 100g thịt gà trong các bữa ăn của bạn nếu bạn muốn cải thiện chiều cao nhanh chóng và tự nhiên.

Hải sản

Hải sản là thực phẩm giàu canxi, có chiếm 99 % lượng canxi trong cấu trúc xương và răng. Sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc giới hạn chiều cao cơ thể.

13 loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao
Đặc biệt, đối với những người trẻ, họ nên bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi từ hải sản như cua, ốc, sò, tôm, cá... để giúp tăng cường xương và chiều cao.

Protein

Protein là những khối tạo thành cơ thể con người, do đó nó có thể giúp chiều cao tăng bằng cách xây dựng một số mô. Các axit amin rất cần thiết cho răng, da, nội tạng, mô, cơ, xương chắc khỏe, cũng như chịu trách nhiệm cho việc kích thích các phản ứng sinh hóa của cơ thể như hô hấp, bài tiết, và tiêu hóa.
Sự thiếu hụt protein có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, chẳng hạn như sự phát triển không đầy đủ về tinh thần, cân nặng giảm, hệ thống miễn dịch yếu, tăng trưởng bất thường.
Vì vậy, bạn nên thay thế hydrat-cacbon bằng các loại thực phẩm có nguồn protein tuyệt vời và lành mạnh như các loại đậu, sữa, trứng, cá.

Bổ sung khoáng chất

Các loại thực phẩm dồi dào về khoáng chất như iốt, florua, mangan, phốt pho, magiê, sắt đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chiều cao và phát triển cơ thể.
Canxi là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc duy trì xương chắc khỏe. Đồ uống có ga, cà phê, chất béo, đường nên được hạn chế bởi vì chúng có thể ức chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của bạn.
Hút thuốc và sử dụng thuốc bất hợp pháp cũng có thể làm chậm và ức chế sự tăng trưởng của cơ thể, để lại một số tác động xấu khác đối với sức khỏe. Trong thực tế, đây cũng là một trong những mẹo thú vị và hữu ích nhất để phát triển cao tự nhiên ở nhà nhanh hơn.

Sản phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữa
Ngoài sữa, bạn cũng nên ăn nhiều hơn các sản phẩm từ sữa như pho mát để có được những tác động tích cực đối với chiều cao. Các sản phẩm từ sữa như kem sữa, sữa chua, pho mát là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có chứa đầy đủ vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E. Chúng cũng rất giàu canxi và protein cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể.
Canxi và vitamin D có tác dụng rất tốt đối với chiều cao. Sự thiếu hụt vitamin D có thể khiến bạn bị lùn và tăng chiều cao chậm. Những người muốn cao hơn một cách tự nhiên và nhanh chóng tại nhà nên tiêu thụ đủ lượng canxi, đặc biệt là đối với những người trải qua giai đoạn dậy thì.
Tóm lại, nếu bạn là một trong những người muốn tìm hiểu làm thế nào để phát triển cao nhanh chóng và tự nhiên mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc độc hại với chi phí đắt đỏ, bạn nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa.
Lòng đỏ trứng
Trứng là một thực phẩm giàu vitamin D giúp phát triển chiều cao, đặc biệt là phần lòng đỏ trứng. Trứng chứa 10% hàm lượng Vitamin D bạn cần mỗi ngày và còn là nguồn cung cấp sắt, protein và colin giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và não bộ.
Hơn nữa, trứng còn làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể cũng như kích thích tóc mọc nhanh hơn.
thực phẩm giàu viatminD
| Copyright © 2013 Bí quyết phát triển chiều cao tối đa